Mở đại lý gạo cần bao nhiêu vốn? Tư vấn mở đại lý gạo hiệu quả
Mở đại lý gạo cần bao nhiêu vốn? Tư vấn mở đại lý gạo hiệu quả
Mở đại lý gạo cần bao nhiêu vốn hay cần mở đại lý gạo ít vốn là
những câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất khi có ý định mở đại lý gạo bởi vốn
là một yếu tố vô cùng quan trọng trong các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để
biết việc kinh doanh gạo cần bao nhiêu vốn thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau. Chợ Gạo Miền Tây chuyên tư vấn mở đại lý gạo thành công 100%.
Cùng Chợ Gạo Miền Tây tìm hiểu nhé!
1. Mở cửa hàng bán gạo cần bao nhiêu vốn?
Mở đại lý gạo cần bao
nhiêu vốn? Thông thường,
bạn chỉ cần vốn kinh doanh đại lý gạo từ cần từ 30-50 triệu đồng, với
quy mô cửa hàng gạo bạn cần có số vốn từ 150 – 200 triệu đồng, mở
vựa gạo sẽ cần nhiều hơn với số vốn từ 250 đến 300 triệu đồng để
có thể chi trả các khoản phí như: tiền thuê mặt bằng, tiền nhập hàng, mua sắm
trang thiết bị (thau, kệ, cân, bao bì), thuê nhân viên, thiết kế bảng hiệu, quảng
cáo,…
Mở đại lý gạo cần bao nhiêu vốn? Vốn mở cửa hàng bán gạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Theo đó, các hạng mục chi
phí mở đại lý kinh doanh gạo sẽ bao gồm:
1.1. Chi phí trên quy mô đại
lý kinh doanh gạo
Cửa hàng nhỏ sẽ cần mặt bằng
không quá lớn, các loại gạo nhập bán cũng cần có sự chọn lọc kỹ lưỡng, vì vậy vốn
sẽ không quá nhiều. Ngược lại, với quy mô lớn, người kinh doanh đại lý cần chuẩn
bị số vốn ban đầu nhiều hơn.
Nguồn vốn đầu tư phụ thuộc vào quy mô của cửa hàng gạo
1.2. Có mặt bằng muốn làm đại
lý gạo
Có mặt bằng muốn làm đại
lý gạo và bạn có thể tiết kiệm
được khoảng chi phí cố định cho việc thuê cửa hàng. Số vốn dôi ra có thể để nhập
hàng hóa. Tương tự, nếu có sẵn sản phẩm, số vốn cần càng thấp.
Tận dụng các điều kiện có sẵn để tiết kiệm tối ưu cho nguồn vốn
1.3. Nguồn vốn nhập hàng
Đây là một phần chi phí quan
trọng và chiếm nhiều nhất. Để buôn bán gạo cần bao nhiêu vốn? Số tiền
cần cho việc này có thể dao động từ 60 – 80 triệu đồng tuỳ vào mức độ quy mô đại
lý bạn sẽ nhập số lượng hàng là bao nhiêu.
Thông thường, một bao gạo
20kg có giá khoảng 300.000đ và bạn cần dự trữ 20 bao gạo sẽ cần số vốn là 6 triệu
đồng cho mỗi loại sản phẩm.
Nguồn vốn nhập hàng dao động từ 60 – 80 triệu đồng
Dưới đây là vốn dự trù
mở đại lý buốn bán gạo:
- Chuẩn bị khoảng 60 – 80 triệu đồng để nhập hàng lần
đầu, đây cũng là chi phí chiếm nhiều nhất.
- Số lượng nhập tối thiểu từ 4 – 5 tấn tùy chính
sách mỗi công ty, từ 8 đến 12 đến loại gạo phổ thông, tránh nhập quá nhiều
dẫn đến một số loại không bán được dễ “chôn vốn”.
- Riêng nếp, tấm chỉ cần nhập mỗi thứ 50kg. Sau đó,
tùy vào tình hình kinh doanh lên kế hoạch nhập những loại gạo bán chạy nhiều
hơn.
Chợ gạo miền tây chia sẻ bạn thông tin tư vấn mở đại lý miễn phí
Bạn nên nhập hàng số lượng ít
tại các vựa lớn, các kho gạo ở địa phương. Đây là những nơi sẽ cung cấp đủ các
loại gạo cho bạn bán. Tránh tích trữ quá nhiều hàng không thể tiêu thụ nhanh
gây ra lãng phí nguồn vốn.
Sau khi bán hàng được 1 – 2
tháng, bạn sẽ tìm ra được đối tượng bạn hướng tới là ai, Loại gạo họ thường ăn
là gì. Từ đó, bạn sẽ tìm được nguồn cung ứng từ nhà máy gạo để tăng biên độ lợi
nhuận lênvà bạn có thể chủ động được nguồn hàng và giá cả nguồn hàng. Thường
thì số lượng từ 3 – 5 tấn thì nhà máy sẽ giao hàng cho bạn.
1.4. Chi phí thuê mặt bằng
kinh doanh đại lý gạo
Với khu trung tâm thành phố,
đông dân cư sẽ dao động từ 12 – 20 triệu đồng. Ngược lại, khu ít dân hơn có thể
từ 8 – 12 triệu/ tháng. Tuỳ vào mức độ đô thị nơi của bạn.
Dưới đây là chi phí mặt bằng
tham khảo để các bạn có ý đinh mở đại lý gạo tại tphcm có thể tham khảo:
- Quận 1: 832.000đ/m2/tháng( chi phí tham khảo, có thể thay
đổi theo giá thị trường). Trung bình mỗi tháng, bạn sẽ phải trả 832.000đ
cho mỗi mét vuông. Đối với những con đường sầm uất, đắt đỏ nhất quận 1 như
Nguyễn Huệ, Bùi Viện, Nguyễn Trãi,… . Số tiền bạn phải chi trả sẽ đắt hơn
từ 2 đến 3 lần.
- Quận 2: 438.000đ/m2/tháng. Nằm liền kề trung tâm quận 1,
nhưng giá thuê mặt mặt bằng kinh doanh tại quận 2 lại rẻ hơn đến một nửa.
Vốn được mệnh danh là khu đô thị mới. Vì thế, nơi đây có tiềm năng phát
triển kinh doanh rất lớn.
- Quận 3: 571.000đ/m2/tháng. Trung bình mỗi tháng, bạn sẽ
phải trả 571.000đ cho mỗi mét vuông. Những con đường đắt đỏ nhất quận 3
bao gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Pasteur,…
- Quận 4: 544.000đ/m2/tháng. Nếu quyết định bắt đầu hoạt động
kinh doanh gạo của mình tại đây, bạn sẽ phải trả chi phí trung bình mỗi
tháng là 544.000đ cho mỗi mét vuông.
- Quận 5: 466.000đ/m2/tháng
- Quận 6: 288.000đ/m2/tháng
- Quận 7: 318.000đ/m2/tháng. Nếu bạn có ý định kinh doanh gạo
tại quận 7, bạn cần phải chi trả 318.000đ/tháng cho mỗi mét vuông. Nếu biết
cách chọn các con đường nhỏ kế bên các khu phố, chung cư tại nơi đây, bạn
sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí mặt bằng mà vẫn đảm bảo doanh thu ổn định.
- Quận 8: 229.000đ/m2/tháng. Là một trong những quận xa
trung tâm thành phố nên chi phí mặt bằng quận 8 khá mềm, phù hợp cho những
ai kinh doanh gạo nhỏ, không có nhiều vốn.
- Quận 9: 150.000đ/m2/tháng.
- Quận 10: 306.000đ/m2/tháng.
Nhìn chung, Chi phí thuê mặt
bằng: ở khu vực trung tâm thành phố, dân cư đông có giá cao hơn, từ 12 – 20 triệu.
Ngược lại, khu ít dân cư hoặc trong hẻm có giá thuê từ 8 – 12 triệu/tháng
1.5. Chi phí trưng bày và
trang trí cửa hàng
Khi bạn kinh doanh gạo, đây
là khoảng chi phí không lớn và thường chỉ đầu tư một lần. Các khoảng chi bao gồm
bảng hiệu, thùng đựng gạo, pallet chất gạo, kệ trưng bày, cân đồng hồ, bao bì,
máy may cầm tay, và các mục trang trí khác. Chi phí này thường dao động từ 10
triệu – 20 triệu đồng (tuỳ quy mô bạn đang mở).
Xem thêm: Cách thiết kế trang trí cửa hàng gạo
1.6. Chi phí quảng cáo
Kinh doanh gạo cần bao
nhiêu vốn cho Marketing? Theo
đó, chi phí đầu tư cho marketing kinh doanh gạo sẽ bao gồm các hạng mục như:
Thiết kế bao bì, name card, in tờ rơi, bảng giá,…. hoặc poster/standee vào ngày
khai trương với chi phí dao động từ 3.000.000 – 6.000.000 đồng/ tháng.
1.7. Chi phí nhân lực
Chi phí nhân công không bắt
buộc và phụ thuộc vào quy mô cửa hàng. Đối với cửa hàng gạo quy mô lớn, bạn cần
thuê tối thiểu 2 nhân viên hỗ trợ bán hàng, kho, kế toán, mỗi vệ,… Nhằm đảm bảo
hoạt động suôn sẻ và phục vụ khách hàng tốt nhất. Chi phí này thường từ 7 – 10
triệu đồng/tháng (gồm tiền công và phụ cấp). Tuy nhiên, bạn có thể tuyển dụng
nhân viên tùy theo tình hình cửa hàng.
1.8. Các chi phí khác
- Các dụng cụ, thiết bị kinh doanh gạo ước tính tốn
từ 2 – 6 triệu đồng.
- Chúng có thể là kệ trưng bày, cân, túi đựng,…
- Chi phí khác: như chi phí đăng ký kinh doanh, chi
phí vận chuyển,…
- Ngoài các khoản chi phí cơ bản, bạn còn phải xem
xét các khoản chi phí khác. Như tiền điện nước, Internet, chi phí đăng ký
kinh doanh, vận chuyển, bảo quản gạo,…
Những chi phí này thường
không ổn định. Vì vậy cần cân nhắc nguồn tài chính cho phù hợp.
Chúng tôi là nơi cung cấp gạo uy tín, giá rẻ, đảm bảo chất lượng
2. Lưu ý gì khi mở cửa hàng
bán gạo?
Khi mở cửa hàng gạo, ngoài việc
quan tâm đến mở cửa hàng bán gạo cần bao nhiêu vốn, bạn cũng cần
lưu ý các khía cạnh sau đây:
2.1. Lập kế hoạch kinh doanh
Bạn đang có kế hoạch mở cửa
hàng gạo? Bạn quan tâm đến việc mở cửa hàng bán gạo cần bao nhiêu vốn?
Đừng bỏ qua bước quan trọng là lập phương án kinh doanh cẩn thận.
Lên kế hoạch cụ thể giúp xác
định rõ những thứ cần chuẩn bị. Bạn sẽ biết được cửa hàng cần bố trí những thiết
bị gì. Cũng như mức chi phí cho dụng cụ là bao nhiêu.
Lập phương án kinh doanh là điều cần thiết
Ngoài ra, kế hoạch còn bao gồm
nguồn cung ứng nguyên liệu, hồ sơ kinh doanh, và cách trang trí cửa hàng gạo. Để
thu hút thêm khách hàng, bạn nên lập một chiến lược kinh doanh riêng cho sản phẩm
gạo.
2.2. Tìm, chọn nguồn gạo uy
tín
Để kinh doanh gạo thành công,
đảm bảo chất lượng của sản phẩm là điều tiên quyết. Tập trung vào việc tìm nguồn
cung cấp gạo sạch với mức giá hợp lý. Từ đó xây dựng uy tín cho cửa hàng ngay
những ngày đầu khai trương.
Tìm hiểu về thị trường để có được tầm nhìn bao quát
Để lựa chọn được nguồn cung cấp
gạo đáng tin cậy, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các đơn vị cung ứng. Một
trong số đó có thể kể đến Chợ Gạo Miền Tây. Chúng tôi là đơn vị nhà máy gạo uy
tín, cung cấp sản phẩm số lượng lớn với giá sỉ. Đặc biệt là bình ổn giá, có chiết
khấu và ưu đãi hấp dẫn. Vì thế sẽ mang lại lợi nhuận tối ưu cho đại lý.
Khi mở cửa hàng gạo cần chọn nguồn gạo uy tín
Tiêu chí đánh giá nguồn cung
hàng hóa:
- Sự uy tín:
Khảo sát và nghiên cứu thị trường để tìm ra nhà cung cấp uy tín. Họ sẽ
giúp đại lý hạn chế tối đa các rủi ro về giấy tờ, hợp đồng, giá thành. Đặc
biệt là đảm bảo nguồn hàng chất lượng.
- Giấy tờ, chính sách minh bạch: Hợp đồng ký kết rõ ràng là yếu tố quyết định.
Giúp chủ kinh doanh đại lý bảo vệ tốt các quyền lợi của
mình. Bên cạnh đó, cần minh bạch thông tin để có thể duy trì hợp tác lâu
dài.
- Sản phẩm chất lượng: Là những sản phẩm không chất bảo quản, không độc
hại. Có quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt. Ưu tiên chọn nhà
cung cấp có nhà máy sản xuất với quy mô lớn.
- Hiệu suất cung ứng: Khả năng cung ứng sản phẩm/dịch vụ đảm bảo đồng
đều.
- Thời gian giao hàng: Đơn vị giao đại lý cần đảm bảo thời gian giao
hàng như cam kết.
- Thông tin giao hàng: Thông tin phải rõ ràng đúng theo hợp đồng. Ví dụ
như về đợt nhập hàng, số lượng, chất lượng và phân loại hàng hóa.
- Mức độ hỗ trợ: Bên giao đại lý đảm bảo được các khả năng thích ứng yêu cầu. Và
hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ cho cửa hàng kinh doanh đại lý.
- Giá cả sản phẩm: Giá bán là mấu chốt quan trọng giúp cơ sở kinh doanh đại lý có
khả năng thu chi. Cùng với đó là lợi nhuận bán hàng.
Khi mở đại lý cần chọn nhà cung cấp có sản phẩm hàng hóa chất lượng
Tham khảo ngay bảng giá gạo được cập nhật
mỗi ngày từ Chợ Gạo Miền Tây. Hoặc gọi hotline 028.66599927 –
0907.282.012 để được tư vấn và báo giá chính xác. Chợ Gạo Miền Tây là
nhà cung cấp bạn có thể tin tưởng và hợp tác mở cửa hàng bán gạo với vai trò đại
lý.
Chợ Gạo Miền Tây – đơn vị uy tín để hợp tác mở cửa hàng gạo
2.3. Địa điểm kinh doanh
Việc chọn vị trí cửa hàng là
giai đoạn quan trọng. Nếu chưa có sẵn cửa hàng, bạn có thể cân nhắc thuê không
gian thích hợp để làm địa điểm kinh doanh. Hãy ưu tiên các vị trí mặt tiền, gần
tuyến đường lớn. Hoặc khu vực trung tâm, có dân cư đông. Vị trí cửa hàng sẽ ảnh
hưởng đến doanh số và khả năng thu hút khách hàng.
Vị trí cửa hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
2.4. Tên cửa hàng
Lúc đặt tên cho cửa hàng gạo,
bạn cần tuân theo các quy tắc sau:
- Tên cửa hàng phải bao gồm loại hình kinh doanh và
tên riêng. Tên riêng không được chứa từ ngữ khiếm nhã, thiếu văn hóa. Hoặc
vi phạm thuần phong mỹ tục.
- Có thể sử dụng từ viết tắt hoặc tiếng Anh trong
tên cửa hàng. Nhưng cần tránh việc trùng tên với các cửa hàng khác. Đặc biệt
trong cùng phạm vi hành chính cấp huyện.
Tên cửa hàng gạo cần tránh trùng với các cửa hàng khác
2.5. Đăng ký kinh doanh cho cửa
hàng
Để mở cửa hàng, cần đăng ký
kinh doanh và xin giấy phép theo quy định. Bạn có thể lựa chọn đăng ký hộ kinh
doanh cá thể. Đây là cách đơn giản và được ưa chuộng nhất. Hãy tiến hành theo
các bước sau:
- Bước 1:
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký. Bao gồm giấy đề nghị xin cấp giấy phép hộ kinh
doanh cá thể, hợp đồng thuê cửa hàng. Hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và chứng minh thư nhân dân của chủ kinh doanh.
- Bước 2:
Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quận. Nơi cửa hàng được mở.
- Bước 3:
Hồ sơ sẽ được xem xét. Sau 5 ngày nếu hồ sơ hợp lệ và cửa hàng đáp ứng yêu
cầu. Bạn sẽ nhận được giấy phép kinh doanh.
Cần đăng ký kinh doanh và xin giấy phép theo quy định khi mở cửa hàng gạo
2.6. Tìm hiểu về các loại thuế
Sau khi mở cửa hàng kinh
doanh gạo, bạn cần chú ý đến việc đóng các loại thuế sau:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT).
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
- Thuế môn bài.
Cần chú ý đến việc đóng các loại thuế sau khi mở cửa hàng gạo
Dưới đây là các loại bậc thuế
bạn có thể tham khảo:
Bậc |
Thu nhập một năm |
Mức thuế cả năm |
1 |
Từ 100 – 300 triệu đồng /
năm |
300.000 đồng |
2 |
Từ 300 – 500 triệu đồng/
năm |
500.000 đồng |
3 |
Từ 500 triệu đồng – 1 tỷ
đồng/ năm |
1.000.000 đồng |
Lưu ý: Theo quy định mới, nếu doanh thu của cửa hàng dưới
100 triệu đồng/ năm. Bạn không cần phải nộp các loại thuế trên.
3. Mở cửa hàng bán gạo cần
bao nhiêu lâu để hoàn vốn và có lợi nhuận
Thời gian để hoàn vốn khi mở
cửa hàng bán gạo có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Như quy mô kinh
doanh, vị trí cửa hàng, chiến lược tiếp thị, mức giá gạo, chi phí hoạt động,…
Thông thường, việc hoàn vốn có thể mất từ 2 – 4 tháng hoặc vài năm.Để xác định
thời gian hoàn vốn, bạn cần xem xét và tính toán kỹ lưỡng các khoản chi phí. Và
doanh thu tiềm năng. Cụ thể cần tìm hiểu kỹ về giá gạo, doanh số bán hàng, lợi
nhuận trung bình,…Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh cụ thể từng thời điểm. Cùng với
việc thực hiện và điều chỉnh chiến lược kinh doanh cũng sẽ ảnh hưởng đến thời
gian hoàn vốn.
Việc hoàn vốn có thể mất từ vài tháng đến vài năm
3.1. Chi phí ban đầu để mở cửa
hàng sẽ quyết định đến yếu tố này nhanh hay chậm
Vốn đầu tư ban đầu càng nhiều,
thời gian hoàn vốn sẽ càng kéo dài. Ngược lại, nếu bạn đầu tư với chi phí vừa
phải, quá trình hoàn vốn có thể sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, quy mô lớn sẽ giúp bạn
có nhiều cơ hội bán sỉ cho các quán ăn, căn tin trường học quanh khu vực hơn.
Mất bao lâu để hoàn vốn và có lợi nhuận khi kinh doanh gạo
3.2. Số lượng sản phẩm cần
bán để hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn phụ thuộc
vào số lượng sản phẩm bán ra mỗi tháng và giá thành của sản phẩm. Tính toán thời
gian hoàn vốn bằng cách chia tổng chi phí ban đầu cho lợi nhuận ròng trên mỗi sản
phẩm bán ra hàng tháng.
3.3. Thời gian tối thiểu để
hoàn vốn
Ngoài ra, cần phải xem xét
các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đại lý. Ví dụ như
thị trường, đối thủ cạnh tranh, thời tiết, sự thay đổi của mức giá gạo và nhu cầu
của khách hàng. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến thời gian hoàn vốn và lợi
nhuận của đại lý.
Trong thực tế, thời gian hoàn
vốn và lợi nhuận đối với một đại lý mới mở không phải lúc nào cũng đạt được
trong thời gian ngắn. Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, thời gian hoàn vốn có
thể kéo dài từ 3-4 tháng, và lợi nhuận cũng có thể khác nhau tùy vào doanh số
bán hàng.
Ví dụ cụ thể:
- Giả sử chi phí ban đầu để mở đại lý gạo của bạn
là 150.000.000Đ
- Trung bình mỗi ký gạo bạn sẽ lời khoảng 4.000Đ. Bạn
tính toán được có thể bán 10 tấn mỗi tháng. Vậy trung bình mỗi tháng sẽ
thu lợi nhuận gộp là 40.000.000Đ.
- Ngoài ra, chi phí cố định mỗi tháng của bạn là
15.000.000Đ (gồm mặt bằng và các chi phí điện nước, nhân viên,…). Vậy lợi
nhuận ròng mỗi tháng sẽ là 20.000.000Đ.
- Do đó, bạn cần 6 tháng để hoàn vốn. Tuy nhiên, nếu
thời gian bạn mở đại lý vào lúc cao điểm như các ngày lễ phật giáo lớn, Tết,…
sẽ thúc đẩy lượng mua nhiều, dẫn đến thời gian hoàn vốn nhanh hơn
Nếu bạn muốn hoàn vốn nhanh
và bắt đầu có lợi nhuận sớm thì cần tập trung vào bán sỉ cho các trường học,
nhà hàng và quán cơm gần khu vực
Cụ thể:
- 1 quán cơm trung bình bán 1 tháng 500kg
- 1 trường học 1 tháng 1 tấn – 1.5 tấn
- 1 nhà hàng 1 tháng 1 tấn
=> Vì vậy, chỉ cần bán 4
trường học, 4 nhà hàng và 4 quán cơm là mỗi tháng bạn đã bán được 10 tấn, càng
về sau số lượng sẽ càng tăng thêm thì hoàn vốn và lợi nhuận sẽ càng tăng
3.4. Tư vấn mở đại lý gạo miễn
phí tại Chợ Gạo Miền Tây
Tại Việt Nam, gạo đang là mặt
hàng kinh doanh phát triển khá mạnh mẽ. Hiện có nhiều đơn vị cung ứng gạo với
giá thành khác nhau. Một trong những địa chỉ tin cậy có thể nhắc đến Chợ Gạo Miền
Tây. Không chỉ cung ứng gạo cho khách hàng sỉ và lẻ, chúng tôi còn là nhà cung
cấp gạo uy tín cho các đại lý.
Việc tìm kiếm nhà phân phối
uy tín là điều cần thiết. Điều này nhằm thúc đẩy sự thành công trong kinh doanh
gạo. Chợ Gạo Miền tây đã khẳng định vị thế của mình trong việc cung cấp gạo
ngon, không chứa hóa chất độc hại. Vì thế mà được nhiều đại lý tin tưởng hợp
tác.
Chợ Gạo Miền Tây hỗ trợ mở đại lý gạo từ A – Z
Ngoài ra, Chợ Gạo Miền Tây
còn hỗ trợ trong quá trình setup cửa hàng. Và tư vấn tiếp thị để đại lý có thể
thuận lợi kinh doanh.
Mở đại lý gạo cùng Chợ Gạo Miền Tây để kinh doanh hiệu quả
Khi trở thành đại lý của Chợ
Gạo Miền Tây, bạn sẽ nhận được nhiều quyền lợi hấp dẫn. Có thể kể đến như:
- Sản phẩm gạo với chất lượng đồng đều, đạt chuẩn
VietGAP, HACCP.
- Quy trình sản xuất gạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Và được sản xuất từ nhà máy gạo lớn nhất Tiền Giang.
- Mua gạo với giá sỉ tận nhà máy, mang lại lợi nhuận
tối ưu cho đại lý.
- Chiết khấu giá hấp dẫn và bình ổn giá trong quá
trình hợp tác.
- Xuất hóa đơn theo yêu cầu, hỗ trợ về mặt công nợ,
hợp tác lâu dài.
Chợ Gạo Miền Tây cung cấp gạo sạch để mở cửa hàng gạo
Trên đây là những chia sẻ về mở
cửa hàng bán gạo cần bao nhiêu vốn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn
có góc nhìn rõ hơn về vốn cần thiết cho việc mở cửa hàng. Nếu bạn có bất kỳ thắc
mắc nào, liên hệ ngay với Chợ Gạo Miền Tây để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn
nhanh chóng.
CHỢ GẠO MIỀN TÂY
Nhà máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, Xã Yên Luông, Huyện Gò Công Tây, Tỉnh Tiền
Giang.
Trụ sở giao dịch: Lầu 10, Tòa nhà Beautiful Saigon, Số 2 Nguyễn Khắc Viện,
Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
Hotline: 028.665.999.27 – 0907.282.012
Email: info@gaovinhhien.vn – gaovinhhien@gmail.com
Nguồn: https://chogaomientay.com/tu-van-mo-dai-ly-gao/mo-dai-ly-gao-can-bao-nhieu-von/
Nhận xét
Đăng nhận xét